Tứ hành xung và tam hợp là gì

Khi mới sinh ra, mỗi người chúng ta đều “cầm tinh” một con giáp. Theo quy luật phong thủy, địa chi có tất cả 12 con giáp theo thứ tự như sau : Tí, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi…

Vì vậy nên mới có người tuổi Tí, người tuổi Dần, người tuổi Tỵ, người tuổi Hợi… mang đặc trưng về tính cách, số phận của con vật đai diện. Chúng có khi tương đồng, cũng có khi xung khắc với nhau.

Hai khái niệm “tam hợp” và “tứ hành xung” vốn không mấy xa lạ với người Việt, đặc biệt là những người tin vào phong thủy và yêu thích các thuật bói toán.

Tứ hành xung và tam hợp là gì, hai thái cực này có điểm gì khác biệt hay không?. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Tam hợp trong 12 con giáp

Tam hợp nói ngắn gọn là cứ 3 trong số 12 con con giáp có chung những nét tương đồng về tính cách và bổ trợ nhau về các mặt thì được quy về chung một nhóm.

Như vậy, chúng ta có 4 nhóm Tam hợp sau:

  • Thân – Tí – Thìn
  • Tỵ – Dậu – Sửu
  • Dần – Ngọ – Tuất
  • Hợi – Mẹo – Mùi

Nhìn vào cách sắp xếp này, dễ dàng nhận thấy: không phải con giáp nào đứng gần nhau thì về chung 1 nhóm với nhau.

Khoa học về phong thủy minh chứng rằng: những con giáp cách nhau 4 năm thì tương hợp với nhau, đem đến những vận mệnh hanh thông trong suốt cuộc đời bạn.

Thực tế, những người có tuổi nằm trong nhóm Tam hợp, dù là ở mối quan hệ nào: đối tác, cha – mẹ, chồng – vợ, bạn bè… thì đều dễ dàng có được tiếng nói chung. Đó là lý do tại sao ngày nay khi tiến hành các việc lớn như: xây nhà, khai trương, động thổ, cưới hỏi, thậm chí ma chay… người ta phải đều xem tuổi để tránh ngày, giờ có thể dẫn đến xui rủi, tránh đối tác khắc tuổi, khắc mạng…

Nguyên do xuất hiện các con giáp “Tam hợp”

Sở dĩ 12 con giáp được chia đều thành 4 nhóm “Tam hợp” là dựa vào những cơ sở dưới đây:

Bộ ba tam hợp tương sinh nhau

Dựa vào quy luật ngũ hành:

Thân – Tý – Thìn: tương ứng lần lượt là hành Kim – hành Thủy – hành Thổ.

Nguyên tắc: Thổ sinh Kim – Kim sinh Thủy: tương sinh.

Các con giáp Thân – khỉ, Tý – chuột và Thìn – rồng: đại diện cho nhóm có bộ óc thông minh, sự nhanh nhẹn, sự kiên trì, tốt bụng. Về định hướng: chúng bổ sung và tương trợ nhau tốt hơn.

Tỵ – Dậu – Sửu: tương ứng lần lượt là hành Hỏa – hành Kim – hành Thổ.

Nguyên tắc: Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim: tương sinh.

Các con giáp Tỵ – rắn, Dậu – gà, Sửu – trâu: đại diện cho nhóm thiên về tri thức với trí tưởng tượng phong phú. Sở hữu các đặc tính: nhanh nhẹn, thật thà, dịu dàng… chúng là bộ ba khó thể tách rời.

Dần – Ngọ – Tuất: tương ứng lần lượt là hành Mộc – hành Hỏa – hành Thổ.

Nguyên tắc: Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Thổ: tương sinh.

Các con giáp Dần – Cọp, Ngọ – ngựa, Tuất – chó: đại diện cho nhóm sáng tạo, thích khám phá cuộc sống, ghét sự ràng buộc… Tính cách: nóng nảy, mạnh mẽ, sáng suốt… chúng hiểu nhau, làm cho mọi thứ xung quanh trở nên hoàn hảo. 

Hợi – Mẹo – Mùi: tương ứng lần lượt là hành Thủy – hành Mộc – hành Thổ.

Nguyên tắc: Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Thổ: tương sinh.

Các con giáp Hợi – heo, Mẹo – mèo, Mùi – dê: đại diện cho nhóm có tài giao tiếp, thiên về hoạt động ngoại giao, ứng xử giữa người với người. Nhóm tính cách: tinh tế, nhanh nhẹn, cần cù: chúng học tập nhau, bổ sung những khiếm khuyết và cùng nhau đi lên.

Xét bản mệnh và tính cách của con giáp nhóm Tam hạp

  • Xếp theo quy luật âm dương ngũ hành, ta nhận thấy có 2 nhóm cùng âm và 2 nhóm cùng dương.

Nhóm cùng âm:

  • Thân – Tí – Thìn : tam hợp Thủy cục với tính kiên quyết “làm đến cùng, chơi hết mình”.
  • Dần – Ngọ – Tuất: tam hợp Hỏa cục với tính hơi lém lỉnh nhưng nội tâm tình cảm sâu sắc.

Nhóm cùng dương:

  • Tỵ – Dậu – Sửu: tam hợp Kim cục biểu hiện của sự thông minh và sự kiên quyết thuộc về bản năng.
  • Hợi – Mẹo – Mùi: tam hợp Mộc cục biểu hiện cho tài ngoại giao, thân thiện, hòa đồng…

Tứ hành xung là gì?

Đối nghịch với Tam hợp, “tứ hành xung” được hiểu theo nghĩa là tập hợp 4 con giáp vào một nhóm không cùng chí hướng, chống phá nhau trong can chi 12 con giáp.

Những con giáp nằm trong bộ “tứ hành xung” này khi đặt gần nhau thì thường gây bất lợi vì chúng vốn dĩ đã xung khắc nhau ngoài đời thực.

Vì thế, ông bà ta khi xưa rất kĩ trong việc tránh cho con cháu kết hôn hoặc giao thương buôn bán với những người kỵ tuổi, nằm trong bộ “tứ hành xung” này.

Các nhóm con giáp tứ hành xung

Để hiểu rõ hơn vì sao chúng xung khắc, chúng ta xem xét dựa trên một số quy luật phổ biến sau:

Tứ hành xung là gì
Tứ hành xung là gì.jpg

Trước hết, phải đính chính rằng, không phải 4 con giáp cùng nhóm này đều xung khắc với nhau mà chúng khắc nhau theo “cặp đôi”.

Dần – Thân – Tỵ – Hợi

  • Trong đó: Dần khắc Thân, Tỵ khắc Hợi.

Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

  • Trong đó: Thìn khắc Tuất, Sửu khắc Mùi.
  • Thìn xung với Sửu và Mùi, không khắc mạnh

Tý – Ngọ – Mẹo – Dậu

  • Có nghĩa: Tý khắc Ngọ, Mẹo khắc Dậu.
  • Tuổi Tý với Mẹo/ Dậu chỉ xung chứ không khắc.

Quy luật ngũ hành quy ước như sau:

  • Thân và Dậu – hành Kim
  • Tỵ và Ngọ – hành Hỏa.
  • Tý và Hợi – hành Thủy.
  • Dần và Mão – hành Mộc.
  • Thìn, Tuất, Sửu, Mùi – hành Thổ.

Quy luật tương khắc, chúng ta cần biết nguyên tắc:

  • Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ
  • Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa
  • Hỏa khắc Kim.
  • Ngoài ra, chúng ta còn có nhóm các con giáp “Tứ hành xung lục hại” nên tránh:
  • Thân và Hợi: trong khi Hợi có phần chậm chạp thì Thân cực kì nhanh nhẹn, thể hiện tính cách vô cùng đối nghịch.
  • Ngọ và Sửu: kết hợp hai tuổi này, vận may sẽ không đến với bạn.
  • Thìn và Mẹo: gần nhau xảy ra chuyện buồn, phiền toái trong cuộc sống.
  • Ngọ và Dậu: cùng hợp tác, con đường kinh doanh dễ gặp trắc trở.
  • Dần và Tỵ: là mối quan hệ khắc nhau trong lời ăn tiếng nói và cả suy nghĩ, hành động.
  • Mùi và Tỵ: sự kết hợp có phần chênh lệch này khó đem đến thành công cho cả hai.

Video giải thích tứ hành xung:

Còn rất nhiều bài viết khác bàn về tuổi xung, tuổi khắc, tuổi hợp — kiêng kỵ cưới hỏi… Mời bạn tham khảo sang bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *