SSD chính là một ổ cứng thể rắn có tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD truyền thống. Hiện nay có rất nhiều ổ cứng SSD khác nhau nhưng bạn đã từng nghe đến một loại SSD gọi là NVMe chưa?
Chắc chắn rằng nếu như bạn để ý kỹ thì ở trên các trang bán hàng ổ cứng SDD thì các ổ có chữ NVMe thì sẽ đắt hơn tương đối so với các ổ cứng khác mặc dù mức dung lượng tương đương với nó.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi “SDD NVMe là gì” cũng như các ưu và nhược điểm của nó, mời các bạn cùng tham khảo.
Ổ cứng NVMe là gì?
Ổ cứng NVMe được viết tắt của cụm từ “Non-Volatile Memory Express” là một ổ cứng được ra đời vào năm 2013 bởi hãng công nghệ Intel, Hãng Samsung, Sandisk, Dell & Seagate.
Với từ “Non-Volatile” có nghĩa là bộ nhớ này sẽ không thể bị xoá đi khi máy tính của bạn khởi động lại.
Từ “Express” là dữ liệu sẽ được truyền qua PCI Express – là giao diện PCI ở trên bo mạch chủ máy tính của bạn.
Tóm lại: Ổ cứng NVMe mang lại cho bạn một kết nối trực tiếp hơn tới bo mạch chủ bời vì dữ liệu sẽ không phải nhảy qua bộ điều khiển Serial Advance Technology Attachement (SATA), chính vì vậy mà tốc độ truyền tải khi sử dụng SSD NVMe cũng sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Thông tin thêm:
Ổ cứng SSD NVMe về cơ bản thì sẽ cho tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn so với các dòng ổ cứng SATA thông thường, đơn cử nhất như PCIe 3.0 – là thế hệ hiện tại của chuẩn PCI Express, sẽ có tốc độ truyền tải tối đa lên đến 985MPps trên mỗi làn.
Các ổ cứng NVMe sẽ có thể sử dụng được tối đa 4 làn. Và về lý thuyết thì chúng sẽ đạt được tốc độ tối đa lên đến 3,9GPps (=3,940MBps). Và trong khi đó thì ổ cứng thông thường SSD SATA nhanh nhất chính là Samsung 860 Pro cũng chỉ có tốc độ rơi vào khoảng 560MBPs.
Ưu điểm của ổ cứng SSD NVMe
Độ trễ thấp
Khi một bộ điều khiển AHCI (ở trên các chuẩn giao tiếp của SATA) thực thi một lệnh nào đó, một lệnh đọc không lưu tạm thời ở trên thanh ghi bộ nhớ thì sẽ dùng mất 2000 vòng xử lý CPU và sẽ có 4 lệnh độc không thể lưu vào bộ nhớ đệm ở trên mỗi lệnh.
Nói dễ hiểu hơn thì với 8000 vòng xử lý CPU, hoặc khoảng 2,5 milisecond độ trễ mỗi lệnh. NVMe sẽ không bị chậm như vậy bởi vì nó sẽ trực tiếp liên lạc với CPU thông qua cổng PCI-Express, do đó mà bỏ qua tất cả các quá trình giao tiếp gây chậm trễ.
=> NVMe đem đến năng suất cao gấp 2 lần so với SAS 12Gb/s & 4 – 6X của SATA 6 Gb/s.
Mang lại hiệu năng cao
Độ trễ thấp không phải là lợi thế duy nhất mà ổ cứng SSD NVMe mang lại cho người dùng bởi vì giao tiếp này còn cung cấp chỉ số xuất nhập trên giây IOPS(Input, Output Operations Per Second) cao.
Ổ cứng NVMe có khả năng hỗ trợ lên đến 64K hàng đợi (I/O queue) xử lý các lệnh xuất nhập, và với mỗi hàng đợi I/O sẽ hỗ trợ lên đến 64K lệnh, tận dụng đầy đủ các khả năng đọc và ghi dữ liệu song song của công nghệ chip nhớ Flash NAND.
Ngoài ra thì ở trên AHCI thì sẽ hỗ trợ duy nhất một hàng đợi I/O với tối đa là 32 lệnh trên mỗi hàng đợi, dẫn đến mức hiệu suất sẽ thấp hơn nhiều so với ổ cứng NVMe.
Có nên mua ổ cứng SSD NVMe hay không?
Nói chung thì việc liệu bạn có cần đến tốc độ lưu trữ nhanh hơn hay không thì sẽ tuỳ thuộc vào khối lượng cũng như công việc cụ thể mang bạn thực hiện hàng ngày ra sao.
Hiện nay giá bán của ổ cứng SSD NVMe đang giảm dần xuống mức giá hợp lý nhất, có thể tiếp cận tới phân khúc người dùng hiện nay.
VD như ổ cứng Samsung 970 PRO NVE và ổ cứng Samsung 850 Pro SATA đều có mức giá bán không chênh lệch nhau quá nhiều, nó chỉ rơi vào khoảng dao động 150USD với dung lượng 500GB.
Ngoài ra thì không có nghĩa là bạn cần phải quá vội vã để thay thế ổ cứng SSD SATA cũ của mình nếu như nhu cầu công việc của bạn không quá đòi hỏi tốc độ lưu trữ cao.
Bởi trên thực tế thì với một ổ SSD SATA thì nó vẫn có thể đảm bảo rằng chiếc máy tính của bạn có thể khởi động trong vài giây, có thể chạy các chương trình máy tính trong tích tắc cũng như giúp cho bạn có thể sao chép hay di chuyển dữ liệu tương đối nhanh.
Ngược lại, nếu như công việc của bạn phải làm việc với nhiều file, video với dung lượng lớn, độ phân giải cao thì việc thêm một chút chi phí mua ổ cứng SSD NAND vẫn sẽ là hợp lý nhất.
Kết Luận:
Nếu như ngân sách của bạn không quá dư giả thì bạn vẫn có thể sử dụng SATA, còn nếu như bạn cần hiệu suất tối đa để chia sẻ các file dữ liệu nhanh thì nên chọn PCIe bởi về tốc độ thì cả 2 chuẩn này đều nhanh hơn rất nhiều lần so với ổ cứng HDD.
Hiện nay ổ cứng SSD NVMe đang chuẩn bị trở thành chuẩn mực của giao diện chủ đạo dành cho lưu trữ, kết hợp với tiến bộ của công nghệ Flash NAND và NVMe cũng đang dần thể hiện được sức mạnh ở trong nhiều giao diện khác nhau và đa dạng như M.2, PCIe hay U.2…